Khi con còn bé, bố mẹ thường dành hàng giờ đồng hồ để chơi với con, theo dõi từng mốc phát triển của con. Nhưng khi con lớn hơn và chuẩn bị đi học, bố mẹ thường lo rằng các hoạt động “chơi mà học” không đủ nghiêm túc nên sẽ không mang lại hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phương pháp “chơi mà học” thực sự có hiệu quả hơn trong giai đoạn trước tuổi đến trường, so với các phương pháp giảng dạy truyền thống.
Vậy phương pháp học dựa trên các hoạt động vui chơi chính xác là gì, có bao gồm các hoạt động phát triển thể chất hay không và có tác dụng lâu dài không?
Bản chất các hoạt động “chơi mà học” là tận dụng bản năng tò mò và thích khám phá của trẻ em để đưa trẻ vào một thế giới mà trẻ có thể tiếp thu được kiến thức. Giáo viên sẽ chủ động tạo ra những hoạt động tự nhiên nhưng phù hợp với khả năng của từng trẻ khiến trẻ chú ý và thích thú, chẳng hạn làm toán, đọc, viết…
Chẳng hạn, nếu muốn trẻ học toán hay học đọc, giáo viên sẽ tạo ra những hoạt động vui chơi có liên quan đến toán và đọc để trẻ thích thú. Để làm được điều này, giáo viên cần hiểu được tính cách, sở thích của học sinh. Ví dụ, cần hiểu trẻ thích con vật nào, trẻ có thích đếm khi đi bộ hay khi chơi trò xếp các hình khối.
So sánh với phương pháp giảng dạy “thầy nói trò nghe”
Trái ngược với phương pháp giảng dạy truyền thống, tức giáo viên và kiến thức được ưu tiên hàng đầu, phương pháp chơi mà học đặt học sinh ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Nhờ vậy, trẻ không chỉ tiếp thu được kiến thức mà còn phát triển được các kỹ năng.
Trước kia, việc tiếp thu được các tầng kiến thức xung quanh một chủ đề nào đó (chẳng hạn như lịch sử, toán học, địa lý…) được coi là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Nhưng giờ đây, chúng ta đều biết rằng chỉ kiến thức không thôi thì chưa đủ. Trẻ em còn cần kỹ năng giải quyết vấn đề và lập luận logic thì mới có thể bắt kịp với thế giới biến đổi từng ngày. Những kỹ năng này hoàn toàn có thể tạo lập được thông qua các hoạt động phát triển thể chất.
Để thành công, trẻ không thể đi theo lộ trình có sẵn mà còn cần có kỹ năng, sự linh hoạt và sự kiên trì để tạo ra lộ trình của riêng mình.
Phương pháp “chơi mà học” mang lại lợi ích gì?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ trong một năm học, sự phát triển của trẻ trong môi trường “học mà chơi, chơi mà học” thật sự tốt có thể đi trước tới 5 tháng hơn so với trẻ trong môi trường chỉ học thuần túy.
Ngoài ra, trẻ còn phát triển được kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập luận. Khi được tham gia các hoạt động vui chơi có chất lượng, não bộ của trẻ linh hoạt hơn và khả năng tiếp thu kiến thức tăng lên, ngôn ngữ, trí nhớ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, trẻ còn học được cách điều chỉnh hành vi của mình, đặc biệt là đối với những trẻ gặp khó khăn về mặt xã hội, cảm xúc hay trong học tập.
Những điều cha mẹ cần lưu ý
MÔI TRƯỜNG: Giáo viên luôn cần thời gian, công sức và suy nghĩ thì mới có thể tạo ra được các hoạt động vui chơi đáp ứng được nhu cầu học của trẻ. Nhưng tại Pingu’s English, việc này không hề khó vì đã có sẵn giáo án cho từng buổi học. Giáo viên chỉ cần tích cực tạo ra một môi trường học tập đủ kích thích, kết hợp với các tài liệu giảng dạy có sẵn, để trẻ tiếp thu được tối đa kiến thức khi vui chơi.
HỌC BẰNG MẮT: Trẻ không chỉ cần được đặt vào trung tâm trong quá trình học mà còn cả trung tâm của quá trình đánh giá. Trẻ sẽ thường xuyên đưa ra lựa chọn và nhận xét riêng của mình. Các hoạt động học có thể tạo ra cho trẻ là: viết chữ, nghệ thuật và thủ công, tranh ảnh, video và vô số hình thức khác. Cha mẹ sẽ nhìn thấy rõ tiến bộ của trẻ, mặc dù tiến bộ đó hoàn toàn khác so với trong phương pháp dạy học truyền thống.
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN: Trong các hoạt động chơi mà học, giáo viên không bao giờ thụ động mà luôn là người giúp đỡ, đánh giá, đặt câu hỏi và làm mẫu để hỗ trợ cho quá trình học chứ không phải là người ra lệnh trẻ phải học theo một cách cụ thể nào đó. Do đó, giáo viên cần phải có giỏi kỹ năng, yêu nghề mới có thể tạo ra được môi trường học hiệu quả.